Từ lâu, cây thiết mộc lan đã luôn được ưa chuộng để trang trí như cây cảnh trong nhà. Hơn thế nữa, không chỉ làm không gian trở nên đẹp và xanh hơn, thiết mộc lan còn giúp gia chủ đón tài lộc vào nhà. Vậy ý nghĩa phong thủy của cây thiết mộc lan như thế nào? Nên chăm sóc và bố trí như thế nào là phù hợp? Bài viết này sẽ trả lời cho bạn những câu hỏi đó.

Giới thiệu về cây thiết mộc lan
Cây thiết mộc lan đẹp là loại cây gì?
Cây thiết mộc lan (hay còn gọi là cây phát tài) là loại cây gỗ thân cột, có nguồn gốc từ Tây Phi. Nó có đặc tính rất đặc biệt: khi bị cắt hoặc cưa thì sẽ đâm chồi, nhánh quanh vị trí bị cắt.
Nếu trồng cây trong đất, nó có thể cao đến 6m với lá cây dài đến 1m và rộng 10cm. Lá cây thiết mộc lan mọc thành hình nơ, bóng và có màu sẫm. Phiến lá có sọc rộng và nhạt màu hơn, đồng thời ở phần trung tâm thì ngả vàng.
Thường vào lúc tiết trời chuyển lạnh, ta thường thấy cây thiết mộc lan ra hoa. Hoa thiết mộc lan thường mọc thành chùm màu trắng, mùi hương đặc biệt thơm vào ban đêm. Tuy nhiên, không phải cây nào cũng ra hoa, mà tùy vào đặc điểm của cây và điều kiện chăm sóc cây. Trên thực tế, có những cây có thể vài năm liên tiếp không ra hoa.

Vị trí của cây thiết mộc lan để trong nhà
Khi trang trí cây cảnh trong nhà, chúng ta cần lưu ý:
- Không nên đặt cây ở có nhiều vật dơ, có mùi, quá gần máy sưởi – máy lạnh, những nơi quá bức bí, bị che chắn khí tốt.
- Nên lựa chọn những nơi có vị trí thoáng mát, những nơi cây có thể hấp thụ được một phần ánh sáng tự nhiên.
Do đó, chúng tôi gợi ý một số vị trí như sau:
- Phòng khách: việc trang trí cây phát tài cho phòng khách không chỉ tăng cao tính thẩm mỹ mà còn mang ý nghĩa phong thủy, rước tiền tài và may mắn cho gia chủ.
- Hành lang: giúp thanh lọc không khí, tạo cảm giác thoáng mát, không gian rộng rãi hơn. Hãy tận dụng khoảng trống khuôn viên nhà đặt cây.
- Bàn làm việc: một chậu nhỏ cây cảnh thiết mộc lan được đặt đúng nơi tài vị; sẽ giúp tăng thêm khí vượng tài rất có lợi cho sự nghiệp và công danh.
Ý nghĩa cây thiết mộc lan
Cây thiết mộc lan có tác dụng gì?
Trên thế giới , không ít loại cây cảnh rất đẹp, hoặc có ý nghĩa phong thủy tốt nhưng không phù hợp trang trí trong nhà. Bởi những cây đó thường mang độc tố gây hại cho sức khỏe con người.
Điều may mắn là cây cảnh thiết mộc lan không phải thuộc nhóm cây trên, mà nó còn có thể giảm bớt nồng độ khí độc trong không khí. Một số khí độc được lọc bởi loại cây này có thể kể đến như: monoxide de carbone, benzene… Do đó, trồng cây trong phòng sẽ mang đến nguồn sinh khí dồi dào, năng lượng xanh cho sức khỏe cả gia đình.

Ý nghĩa của cây thiết mộc lan trong phong thủy
Người ta tin rằng, mỗi con số cành hoặc số chậu cây hoa thiết mộc lan mang những ý nghĩa phong thủy khác nhau. Vậy nên, khi chọn mua cây về trồng, bạn có thể tham khảo:
- 2 cành: sự may mắn về tình yêu sẽ đến với bạn.
- 3 cành: đại diện cho hạnh phúc đến với gia đình.
- 5 cành: tượng trưng sức khỏe dồi dào.
- 8 cành: sự phát tài phát lộc với bản thân và người thân.
- 9 cành: hạnh phúc viên mãn và tài lộc cùng thời vận tốt.
Đặc biệt theo phong thủy, khi cây cảnh thiết mộc lan ra hoa là điềm báo hiệu tiền tài sắp đến.
Cây thiết mộc lan hợp mệnh gì?
Theo phong thủy, cây hoa thiết mộc lan thuộc hành Mộc, do đó cây hợp mệnh Mộc và Hỏa. Hay nói cách khác, những người thuộc mệnh Mộc và Hỏa rất thích hợp để trồng cây này.
Khi trồng cây thiết mộc lan, người mệnh Mộc trồng cây sẽ được tẩm bổ, gia tăng vận khí, tài lộc cho bản thân. Ngoài loại cây này, họ còn thích hợp khi trồng các loại cây khác có sắc xanh khác trong nhà.
Về người mệnh Hỏa, họ cũng phù hợp khi trồng thiết mộc lan vì trong Ngũ Hành tương sinh, Mộc sinh Hỏa. Do đó, nếu họ thích, họ có thể trồng cây hoa thiết mộc lan trong nhà để cầu may mắn và hạnh phúc.

Cách chăm sóc cây thiết mộc lan
Ba bước cơ bản để chăm sóc bất kỳ loại cây nào cũng sẽ là tưới nước, bón phân và loại trừ sâu bệnh. Đối với trồng cây thiết mộc lan để trong nhà cũng không ngoại lệ.
- Tưới nước: cây thiết mộc lan rất háo nước nên cần phải cung cấp nước đầy đủ để cây luôn tươi tốt. Tuy không cần phải tưới hàng ngày, nhưng luôn phải đảm bảo lượng nước và đất trồng luôn được tươi xốp. Khi tưới nước, bạn nên tưới vào buổi sáng sớm hoặc chiều lúc trời không có nắng.
- Bón phân: Bạn nên bón cho cây một lượng nhỏ NPK phù hợp với kích cỡ cây. Mỗi lượt bón phân có thể cách nhau từ 2 – 3 tháng.
- Loại trừ sâu bệnh: Tuy rằng cây có rất ít hoặc hầu như không có sâu bệnh, nhưng thỉnh thoảng cây có thể bị sâu cuốn chiếu gây khô vằn lá. Vì vậy cần để ý nếu có dấu hiệu và có thể bắt sâu bằng tay.
Với những chia sẻ về cây thiết mộc lan trên đây, hy vọng bạn có thêm những thông tin hữu ích. Chúc bạn có thể lựa chọn được một cây thiết mộc lan phù hợp để đón tài lộc đến với gia đình mình.