Trong phong thủy, thiên can địa chi là điều mà chúng ta cần quan tâm không kém gì xem cung mệnh. Theo các thuyết phong thủy, mỗi người đều bị ảnh hưởng trực tiếp bởi thiên can địa chi của bản thân. Do đó, việc kết hợp giữa xem xét thiên can địa chi và xem cung bản mệnh sẽ giúp người xem có thể chủ động lên kế hoạch trong cuộc sống, tránh việc kiêng kỵ, đón chào niềm may mắn. Cùng tìm hiểu khái niệm can chi và ý nghĩa của nó đến đời sống của mỗi chúng ta qua bài viết này nhé.

Thiên can địa chi là gì?
Theo sử sách, vào 2700 năm trước công nguyên, một hệ thống lịch năm đã được ra đời nhờ vào việc khám phá quy luật thay đổi của bốn mùa và sự chuyển dời của bầu trời và trái đất. Tác giả của công trình này được cho là Đại Nhiễu, dưới sự yêu cầu của Hiên Viên Huỳnh Đế. Sau đó, bộ lịch này đã được lưu truyền qua hàng ngàn năm đến tận bây giờ.
Trong sách Ngũ Hành Đại Nghĩa có đề cập tới thiên can địa chi dùng để tính ngày, địa chi dùng để tính tháng. Dùng ngày với các việc liên quan tới trời và tương tự dùng đất với các việc liên quan tới tháng. Dùng tên Can, Chi là bởi âm dương có sự khác biệt.
Thiên can là gì?
Dùng Ngũ hành phối hợp âm dương lần lượt để xác định 10 thiên can. Thông thường, ngày chẵn sẽ được gọi ngày âm/ âm can, nghiêng về đối nội. Trái ngược lại, ngày chẵn còn được gọi là ngày dương/ dương can, thiên về đối ngoại. Theo đó được chia làm 2 nhóm:
- Dương can: Giáp (1), Bính (3), Mậu (5), Canh (7), Nhâm (9).
- Âm can: Ất (2), Đinh (4), Kỷ (6), Tân (8), Quý (10).

Địa chi là gì?
Ngày xưa, trong một quần thể sống của loài người, gắn liền với rất nhiều loại động vật như trâu bò, lợn, gà,… Từ những quan sát về hành vi của từng con vật gắn với các mốc thời gian trong ngày, con người đã quy ước 12 con giáp để biểu thị gắn vào 12 địa chi. Do đó, trong thiên can địa chi, địa chi chính là con giáp của mỗi người. Tương ứng với 12 con giáp, địa chi bao gồm 12 địa chi, cũng được phân âm dương như sau:
- Dương chi: là những con giáp số lẻ.
- Âm chi: là những con giáp số chẵn.
Thông thường, dương chi sẽ kết hợp với dương can và tương tự âm chi sẽ kết hợp với âm can.
Ý nghĩa của thiên can địa chi
Ý nghĩa của thiên can
Theo sách Quần Thư Thảo Dị thì 10 thiên can mang ý nghĩa như sau:
10 Thiên can | Ý nghĩa |
Giáp | Là sự mở ra, vạn vật được tách ra . |
Ất | Là kéo, vạn vật lúc ban đầu được kéo ra. |
Bính | Sự đột nhiên, vạn vật được lộ ra. |
Đinh | Đại diện cho sự mạnh, chỉ vạn vật bắt đầu mạnh lên. |
Mậu | Là sự sinh sôi, phát triển, vạn vật bắt đầu xum xuê, nảy nở. |
Kỷ | Là ghi nhớ, vạn vật bắt đầu thành hình để phân biệt. |
Canh | Sự chắc lại, vạn vật bắt đầu tạo quả. |
Tân | Có nghĩa là mới, vạn vật bắt đầu thu hoạch. |
Nhâm | Có nghĩa là gánh vác, dương khí nuôi dưỡng vạn vật. |
Quý | Là đo đoán được, ý chỉ vạn vật có thể đo lường được. |
Ý nghĩa của địa chi
Theo sách Quần Thư Thảo Dị thì 12 Địa Chi đại diện cho chu kỳ vận động của mặt trăng. Sự sinh sôi của vạn vật đều chịu sự ảnh hưởng mạnh mẽ từ mặt trăng.
12 Địa chi | Ý nghĩa |
Tý | Là dương khí, mang ý nghĩa nuôi dưỡng, tu bổ, mầm mống để vạn vật nảy nở. |
Sửu | Có ý nghĩa là tụ lại, kết lại, vạn vật bắt đầu lớn lên. |
Dần | Mang ý nghĩa của sự dẫn dắt, vạn vật vừa nảy nở đã vươn lên khỏi mặt đất. |
Mão | Có ý nghĩa là đội, vạn vật sinh sổi nảy nở đội lên từ mặt đất. |
Thìn | Nghĩa là chấn động, vạn vật nhờ sự tác động mà lớn lên. |
Tỵ | Có nghĩa là khởi đầu, vạn vật bắt đầu từ đây. |
Ngọ | Mang ý nghĩa của sự lan tỏa, vạn vật bắt đầu mọc cành lá. |
Mùi | Ám chỉ âm khí, vạn vật bắt đầu suy giảm. |
Thân | Có nghĩa là thân thể, cơ thể vạn vật bắt đầu trưởng thành. |
Dậu | Là già, vạn vật bắt đầu già đi, có nhiều kinh nghiệm, dày dặn. |
Tuất | Hàm ý là diệt, vạn vật bắt đầu bị diệt vong, chết đi. |
Hợi | Nghĩa là hạt, vạn vật thu về thành hạt cứng, kết thúc một chu kỳ. |

Cách tính thiên can địa chi
Xác định thiên can theo năm sinh
Dựa vào số cuối cùng của năm sinh (âm lịch), tra cứu bảng bên dưới để xác định thiên can:
Canh | Tân | Nhâm | Quý | Giáp | Ất | Bính | Đinh | Mậu | Kỷ |
0 | 1 | 2 | 3 | 4 | 5 | 6 | 7 | 8 | 9 |
Theo phong thủy, ta có:
Thiên can hợp nhau |
|
Thiên can xung khắc (Hình phạt của thiên can) |
|
Xác định địa chi theo năm sinh
Xác định địa chi dựa vào năm sinh (âm lịch) theo 2 bước:
- Lấy năm sinh chia cho 12 được phần dư.
- Lấy phần dư tra với bảng bên dưới.
Thân | Dậu | Tuất | Hợi | Tý | Sửu |
0 | 1 | 2 | 3 | 4 | 5 |
Dần | Mão | Thìn | Tỵ | Ngọ | Mùi |
6 | 7 | 8 | 9 | 10 | 11 |
Ví dụ:
Bạn sinh năm 2020:
- Thiên Can là Canh vì số cuối là 0.
- Lấy 2020 chia cho 12 dư 4, là Địa Chi là Tý.
- Vậy năm 2020 chính là năm Canh Tý.
Địa chi có số thứ tự là số lẻ được xem là dương chi và dương chi chỉ kết hợp với dương can. Địa chi số chẵn là âm chi và chỉ kết hợp với âm can.

Xác định mệnh Ngũ Hành theo năm sinh
Tương tự thiên can địa chi, mệnh Ngũ Hành cũng có âm và dương. Do đó một cặp âm dương sẽ được tạo thành từ 2 năm liền kề nhau (năm lẻ là âm, năm chẵn là dương). Dựa theo thiên can địa chi ta có thể xác định mệnh ngũ hành theo năm sinh như sau:
Quy ước về Thiên can | |||||
Hàng Can | Giáp, Ất | Bính, Đinh | Mậu, Kỷ | Canh, Tân | Nhâm, Quý |
Giá trị | 1 | 2 | 3 | 4 | 5 |
Quy ước về Đại chi | |||
Hàng Chi | Tý, Sửu, Ngọ, Mùi | Dần, Mão, Thân, Dậu | Thìn, Tỵ, Tuất, Hợi |
Giá trị | 0 | 1 | 2 |
Quy ước giá trị về mệnh Ngũ hành | |||||
Giá trị | 1 | 2 | 3 | 4 | 5 |
Mệnh | Kim | Thủy | Hỏa | Thổ | Mộc |
Bạn áp dụng cách tích sau:
- Quy đổi giá trị thiên can địa chi
- Tính theo công thức: Mệnh = Can + Chi
- Tra cứu bảng quy ước giá trị về mệnh ngũ hành. Nếu tổng giá trị thiên can địa chi lớn hơn 5 thì chúng ta trừ đi 5 để ra mệnh năm sinh.
Ví dụ: Mệnh năm Giáp Tý: Giáp + Tý = 1 + 0 = 1 => Mệnh Kim
Ví dụ: Mệnh năm Quý Hợi: Quý + Hợi = 5 + 2 = 7. Lấy 7 -5 = 2. => Mệnh Thủy.
Bài viết đã tóm lược những kiến thức cơ bản về thiên can địa chi chuẩn phong thủy nhất. Hy vọng với những thông tin trên, có thể giúp bạn có thể tự tính đúng chuẩn thiên can địa chi và mệnh ngũ hành của bản thân. Qua đó, giúp bạn chủ động lên kế hoạch cho cuộc sống của mình, đạt được nhiều thành công, may mắn.