AAA quality replica IWC is certainly known for its pilots’ watches, replica watches but now and then they come out with something a little off the beaten path.

Ngũ hành là gì? Giải mã tất tần tật về quy luật ngũ hành sinh khắc trong phong thủy

Chắc hẳn bạn đã nhiều lần nghe qua những cuộc thảo luận về các vấn đề như kim khắc gì, thổ sinh gì, các mệnh tương sinh, hay âm dương ngũ hành… Vậy có bao giờ bạn tự hỏi liệu kim mộc thủy hỏa thổ là gì chưa? Đó là 5 nguyên tố tạo nên “ngũ hành”. Vậy ngũ hành là gì? Có quy luật hoạt động ra sao? Có liên hệ gì đến cuộc sống và phong thủy? Để giải đáp các thắc mắc trên, hãy  đọc hết bài viết sau để tìm hiểu về ngũ hành nhé!

Ngũ Hành Là Gì
Ngũ hành là gì?

Ngũ hành là gì? 5 mệnh ngũ hành: kim, mộc, thủy, hỏa, thổ

Theo như triết học duy vật Trung Hoa cổ đại, vạn vật trên cõi đời đều được hình thành và phát sinh từ năm yếu tố cơ bản, đó là: kim loại, cây cối, nước, lửa, đất. Năm yếu tố này trong tự nhiên có sự tương sinh, tương khắc với nhau và được gọi chung là “Ngũ hành”. Các hành tố đại diện cho các yếu tố này trong cung ngũ hành được gọi là:

  • Kim (đại diện cho kim loại).
  • Mộc (đại diện cho cây cối).
  • Thủy (đại diện cho nước).
  • Hỏa (đại diện cho lửa).
  • Thổ (đại diện cho đất).

Các hành tố trong cung ngũ hành luôn tồn tại song hành với nhau. Giữa chúng có các quy luật tương sinh và tương khắc tự nhiên, không thể phủ nhận hay tách rời chúng. Do đó, ngũ hành có mối quan hệ mật thiết với cuộc sống của con người, đặt biệt là trong phong thủy.

Các quy luật trong thuyết ngũ hành

Trong thuật ngũ hành luôn tồn tại mối quan hệ âm dương, tương sinh, tương khắc. Quy luật này là sự vận động không ngừng, liên tục chuyển hóa qua lại giữa Trời và Đất. Chính quy ngũ hành sinh khắc đã tạo nên sự sống của vạn vật. Luật tương sinh và tương khắc luôn tồn tại song hành với nhau. Trong tự nhiên, tương sinh luôn luôn có sự tồn tại của tương khắc. Ngược lại, trong tương khắc cũng luôn luôn mang mầm mống của tương sinh. Đây chính là nguyên lý cơ bản để mọi vật duy trì sự sống.

Kim Mộc Thủy Hỏa Thổ Trong Ngũ Hành
Kim mộc thủy hỏa thổ trong ngũ hành

Ngũ hành tương sinh

Trong quan hệ tương sinh, vật thuộc mệnh này sẽ bồi đắp, nâng đỡ, nuôi dưỡng cho vật có mệnh khác phát triển lớn mạnh hơn. Khi đó, các mạng tương sinh trong tự nhiên sẽ cộng hưởng, nương tựa nhau để cùng nhau sinh trưởng mạnh mẽ. Từ việc cộng hưởng này sẽ tạo thành hệ ngũ hành, một vòng tròn tương sinh ngũ hành khép kín.

Các hành này tương sinh với nhau theo một thứ tự nhất định đó là: Kim sinh Thủy, Thủy sinh Mộc, Mộc sinh Hỏa và Hỏa sinh Thổ, Thổ sinh Kim. Trong tự nhiên, tương quan ngũ hành này được giải thích như sau:

  • Kim sinh Thủy: Kim, như đã nói ở trên, tức là kim loại khi được nung nóng chảy sẽ trở thành dạng lỏng. Nghĩa là Kim sinh Thủy.
  • Thủy sinh Mộc: Nước, thuộc hành Thủy, là yếu tố cực kỳ quan trọng để giúp nuôi dưỡng và phát triển cây cối, thuộc hành mộc. Có nghĩa là Thủy sinh Mộc.
  • Mộc sinh Hỏa: Cây sau khi khô bị đốt cháy sẽ hình thành nên ngọn lửa lớn. Tức là Mộc sinh Hỏa.
  • Hỏa sinh Thổ: Hỏa có nghĩa là lửa, mà lửa có khả năng đốt cháy vạn vật trên đời. Hỏa sinh Thổ theo nghĩa đó mà hình thành.
  • Thổ sinh Kim: Thổ là đồi núi, đất cát mà trong tự nhiên, trên núi, dưới đất sẽ có nhiều tài nguyên, tức là Kim. Vì vậy, Thổ sinh Kim.

Qua đó, ta có thể thấy, trong tương sinh ngũ hành sẽ bao gồm hai phương diện chính là cái sinh ra và hai là cái được sinh ra. Vì vậy, quy luật này còn được gọi với cái tên khác là quy luật mẫu tử.

Ngũ hành tương khắc

Nếu các mệnh tương sinh trong hệ ngũ hành hỗ trợ, thúc đẩy lẫn nhau thì trong ngũ hành tương khắc sẽ lại ngược lại. Tương khắc chỉ sự ức chế, cản trở, đối nghịch lẫn nhau giữa các cung mệnh trong cung ngũ hành. Các mệnh tương khắc khi đi kèm với nhau sẽ rất dễ dẫn đến đại nạn, tai ương. Cũng giống như tương sinh, các mệnh cũng tương khắc với nhau theo một thứ tự nhất định: Mộc khắc Thổ, Thổ khắc Thủy, Thủy khắc Hỏa, Hỏa khắc Kim, Kim khắc Mộc. Quy luật này cũng được hình thành từ tự nhiên, cụ thể:

  • Mộc khắc Thổ: không chỉ cây cối cần nước để sống mà đất cũng cần có nước để duy trì độ ẩm và tính ổn định. Do vậy, cây cối sẽ hút hết chất dinh dưỡng và nước từ đất chính là Mộc khắc Thổ .
  • Thổ khắc Thủy: Đất cần nước để duy trì các đặc tính thế nhưng sẽ hút hết nước làm ngăn chặn dòng chảy. Vì vậy nên nói Thổ khắc Thủy.
  • Thủy khắc Hỏa: Sự thật hiển nhiên là lửa dù cháy có lớn thế nào cũng sẽ được khắc chế bởi nước. Thủy khắc Hỏa chính là vì vậy.
  • Hỏa khắc Kim: Kim loại dưới tác động của nhiệt độ lớn sẽ bị nung chảy thành chất lỏng. Vậy nên Hỏa mới khắc Kim.
  • Kim khắc Mộc: Kim loại khi được rèn giũa sẽ tạo thành các dụng cụ như dao, rựa, cưa và dùng để chặt gỗ, phá rừng. Do vậy nên Kim khắc Mộc.

Về bản chất, có sinh thì có khắc, do vậy vạn vật sẽ luôn được cân bằng. Tuy nhiên nếu để mối quan hệ tương khắc trong tự nhiên bị đẩy lên quá đà sẽ rất dễ tạo nên sự suy tàn, tận diệt. Chính vì vậy, trong bất cứ vấn đề gì cũng cần phải đặc biệt lưu tâm đến các mệnh tương khắc trong phong thủy.

Quy Luật Ngũ Hành
Các quy luật trong thuyết ngũ hành

Mối quan hệ của các cung ngũ hành với các lĩnh vực khác

Hiện nay, phong thủy ngũ hành cùng các quy luật sinh khắc được áp dụng rất nhiều trong các lĩnh vực như: xem bói ngũ hành, xem hướng xây nhà, làm ăn buôn bán, dựng vợ gả chồng, chọn màu phong thủy, xem ngũ hành của các hướng đi… Quy luật ngũ hành được quan niệm là sẽ đem lại vận mệnh tốt hơn cho các công việc sắp tới. Cụ thể:

Áp dụng quy luật ngũ hành trong xem hướng nhà đất

  • Người có mệnh Mộc sẽ hợp với nhà có hướng Nam, Đông và Đông Nam.
  • Người mệnh Kim thì sẽ hợp với hướng Tây, Tây Bắc, Tây Nam và Đông Bắc.
  • Người mệnh Thủy thì lại thuận lợi với hướng Bắc, Tây Bắc và Đông Nam.
  • Người mệnh Hỏa khi làm nhà hướng chính Nam sẽ tốt nhất.
  • Cuối cùng, người Mệnh Thổ sẽ hợp nhất với hướng Đông Bắc và Tây Nam.
Xem Hướng Nhà Ngũ Hành
Áp dụng ngũ hành trong xem hướng nhà đất

Áp dụng phong thủy theo ngũ hành trong chọn cây cảnh:

Trong phong thủy ngũ hành, mỗi loại cây sẽ mang một mệnh khác nhau, gia chủ cần lựa chọn được loại cây với mệnh phù hợp để sinh tài sinh lộc cho gia đình. Ví dụ:

  • Chọn một số cây thuộc hành Kim như: Bạch Mã Hoàng Tử, Ngọc Ngân, Lan Ý… hay các loại cây thuộc hành Thổ vì theo luật tương sinh thì Thổ sinh Kim.
  • Chọn cây thuộc hành Thủy như: Phát Lộc, Phát Tài Búp Sen, hay các cây dòng họ Tùng (Tùng Bồng Lai, Thủy Tùng…)… Đồng thời chọn thêm những cây thuộc hành Kim vì Kim sinh Thủy sẽ hỗ trợ mang đến tài lộc.
  • Chọn cây thuộc hành Hỏa như: cây thiên về sắc đỏ, ví dụ Trầu bà Đế Vương đỏ, Vạn Lộc, đa Búp Đỏ… và những cây thuộc hành Mộc sẽ thêm vượng khí cho gia đình.
  • Những cây thuộc hành Mộc như: Ngọc Bích, Trường Sinh, Vạn Niên Thanh… Những cây này sẽ tốt cho những ai thuộc mệnh Mộc. Cũng có thể chọn thêm vài cây cảnh thuộc mệnh Thủy.
  • Chọn cây thuộc hành Thổ như: Lan Hồ Điệp, Lưỡi Hổ Vàng, hay Ngũ Gia Bì,… Đồng thời chọn thêm vài cây phong thủy thuộc hành Hỏa vì Hỏa sinh Thổ.

Áp dụng trong việc chọn màu sắc hợp mệnh theo ngũ hành:

Đối với màu sắc cũng có sự phân chia theo cung ngũ hành. Phong thủy ngũ hành theo màu sắc hiện nay luôn được đa số mọi người chú trọng. Nếu bạn đang muốn áp dụng phong thủy ngũ hành vào việc chọn màu sắc phù hợp để điều chỉnh các nguồn năng lượng. Thì bạn cần phải nắm được các hành tố đại diện cho màu sắc. Từ đó có thể dựa vào quy luật tương sinh tương khắc mà lựa chọn hay loại trừ màu sắc phù hợp. Cụ thể, màu sắc theo cung ngũ hành được phân chia như sau:

  • Màu đỏ: đại hiện của hành Hỏa.
  • Màu vàng: đại diện cho hành Thổ.
  • Màu trắng: đại diện cho hành Kim.
  • Màu xanh lục: đại diện cho hành Mộc.
  • Màu xanh biển: đại diện của hành Thủy.
Màu Sắc Trong Ngũ Hành
Màu sắc trong ngũ hành

Trên đây là tất tần tật những nội dung cơ bản liên quan đến ngũ hành trong phong thủy mà bạn cần biết. Ngoài những trường hợp trên, bạn cũng có thể áp dụng quy luật ngũ hành vào những việc đời thường khác như khám chữa bệnh,… để có thể mang lại cuộc sống tốt hơn. Cùng theo dõi các bài viết tiếp theo của CITYA REAL để biết nhiều hơn về phong thủy nhà đất nhé!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Tìm hiểu ngũ hành tương sinh trong phong thủy

Error 404 - Not Found

The requested file or directory was not found!

This may be due to the following reasons:-

  1. The page or directory has recently been moved or renamed.

  2. The page or directory is temporarily not avaliable.

  3. The address to this content may not be correct, please check the address and try again.

  4. Try using the browser's back button and try a different link.

If you believe you are getting this error message by mistake, please contact the website administrator.

 

Error message generated by Apache & ZPanel Hosting Panel.

Powered by ZPanel - Taking hosting to the next level.

In effetti, a causa dell’ingresso anticipato della società nel mercato nord asiatico e della rapida esplosione della forza economica della regione nel primo decennio del terzo millennio (unita alla crisi finanziaria nei mercati occidentali),orologi replica la Costellazione divenne rapidamente il modello più venduto di Omega in tutto il mondo e l’orologio replica in acciaio e oro si è trasformato in un design di tendenza che si è infiltrato nell’intero settore dell’orologeria.

Hoy en día, Omega Constellation sigue siendo una de las colecciones más populares para el público contemporáneo en busca de lareplica relojes elegancia cotidiana en la muñeca y es igualmente favorecida por clientes masculinos y femeninos.