AAA quality replica IWC is certainly known for its pilots’ watches, replica watches but now and then they come out with something a little off the beaten path.

Luật thừa kế đất đai: chia quyền thừa kế nhà đất khi có di chúc và không có di chúc

Đất đai, nhà ở là di sản hợp pháp mà người đã mất sẽ để lại cho người sống. Việc để lại tài sản này thường sẽ có di chúc nhưng cũng có nhiều trời hợp không có di chúc, gây nên nhiều tranh chấp. Do đó, bài viết sau sẽ giúp bạn làm rõ các quy định về luật thừa kế đất đai khi có di chúc và không có di chúc nhé!

Luật Thừa Kế đất đai
Luật thừa kế đất đai: chia quyền thừa kế nhà đất khi có di chúc và không có di chúc

Các điều kiện để thực hiện quyền thừa kế đất đai

Điều kiện thực hiện các quyền chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho, thế chấp quyền sử dụng đất; góp vốn bằng quyền sử dụng đất được quy định tại Khoản 1 Điều 188 Luật Đất đai 2013 như sau:

“1. Người sử dụng đất được thực hiện các quyền chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho, thế chấp quyền sử dụng đất; góp vốn bằng quyền sử dụng đất khi có các điều kiện sau đây:

a) Có Giấy chứng nhận, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 186 và trường hợp nhận thừa kế quy định tại Khoản 1 Điều 168 của Luật này;

b) Đất không có tranh chấp;

c) Quyền sử dụng đất không bị kê biên để bảo đảm thi hành án;

d) Trong thời hạn sử dụng đất.”

Để có thể hiểu rõ hơn về luật thừa kế đất đai, cần kết hợp với Điểm c Khoản 3 Điều 167 Luật Đất đai năm 2013:

“Văn bản về thừa kế quyền sử dụng đất, quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất được công chứng hoặc chứng thực theo quy định của pháp luật về dân sự.”

Qua các căn cứ trên có thể rút ra kết luận về điều kiện thực hiện thủ tục thừa kế quyền sử dụng đất như sau:

  • Đối với trường hợp di chúc được lập có công chứng hoặc được chứng thực: cần có Giấy chứng nhận áp dụng.
  • Đối với trường hợp lập di chúc có người làm chứng hoặc không có làm chứng và thừa kế theo pháp luật: cần chứng minh tính hợp pháp của nhà đất đó

Luật thừa kế tài sản đất đai khi có di chúc

Di chúc được thể hiện dưới hình thức nào?

Di chúc là sự thể hiện ý chí, nguyện vọng nhằm chuyển nhượng tài sản của mình cho một người khác sau khi chết. Thế nhưng không phải ai cũng nắm rõ các hình thức hợp pháp của di chúc. Do đó đã có nhiều tình huống tranh chấp dỡ khóc dỡ cười. Để không gặp phải những sự cố không đáng có theo luật thừa kế đất đai thì bạn cần nắm rõ các hình thức của di chúc.

Di chúc sẽ bao gồm di chúc bằng văn bản và di chúc miệng. Căn cứ Điều 628 Bộ luật Dân sự 2015, thì di chúc bằng văn bản sẽ bao gồm các hình thức:

  • Di chúc bằng văn bản không có người làm chứng.
  • Di chúc bằng văn bản có người làm chứng.
  • Di chúc bằng văn bản có công chứng.
  • Di chúc bằng văn bản có chứng thực.
Luật Thừa Kế đất đai Có Di Chúc
Di chúc được thể hiện dưới hình thức nào?

Khi nào thì di chúc hợp pháp để có thể thực hiện các thủ tục đúng luật thừa kế đất đai?

Trong Khoản 1 Điều 630 Bộ luật Dân sự 2015 đã quy định rõ:

“1. Di chúc hợp pháp phải có đủ các điều kiện sau đây:

a) Người lập di chúc minh mẫn, sáng suốt trong khi lập di chúc; không bị lừa dối, đe dọa, cưỡng ép;

b) Nội dung của di chúc không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội; hình thức di chúc không trái quy định của luật.”

Vậy nên:

  • Di chúc văn bản đủ các điều kiện trên là di chúc hợp pháp dù không có công chứng, chứng thực.
  • Di chúc miệng được tính là hợp pháp khi thể hiện ý chí cuối cùng trước mặt ít nhất 2 nhân chứng. Sau đó người làm chứng phải ghi chép lại, cùng nhau ký tên hoặc điểm chỉ. Di chúc sau đó phải được cơ quan có thẩm quyền hoặc công chứng viên chứng thực xác nhận chữ ký hay điểm của của nhân chứng, trong thời gian 5 ngày làm việc sau đó. 

Hướng dẫn thủ tục thừa kế đất đai khi có di chúc

Bước 1: Thủ tục khai nhận hoặc phân chia di sản thừa kế

  1. Lập văn bản thỏa thuận phân chia di sản (trường hợp kế thừa theo pháp luật hoặc di chúc không ghi rõ)
  2. Lập văn bản khai nhận di sản (trường hợp chỉ 1 người duy nhất nhận tài sản hoặc những người được nhận không muốn phân chia)
  3. Công chứng văn bản khai nhận di sản, văn bản thỏa thuận phân chia di sản thừa kế

Bước 2: Đăng ký di sản thừa kế là quyền sử dụng đất

  1. Nộp 01 bộ hồ sơ thực hiện quyền của người sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất.
  2. Văn phòng đăng ký đất đai có trách nhiệm kiểm tra hồ sơ, nếu đủ điều kiện thực hiện các quyền theo quy định thì thực hiện các công việc sau đây:
  • Gửi thông tin địa chính đến cơ quan thuế để xác định và thông báo thu nghĩa vụ tài chính đối với trường hợp phải thực hiện nghĩa vụ tài chính theo quy định
  • Xác nhận nội dung biến động vào Giấy chứng nhận đã cấp theo quy định của Bộ Tài nguyên và Môi trường
  • Chỉnh lý, cập nhật biến động vào hồ sơ địa chính, cơ sở dữ liệu đất đai; trao Giấy chứng nhận cho người sử dụng đất hoặc gửi Ủy ban nhân dân cấp xã để trao đổi với trường hợp nộp hồ sơ tại cấp xã
Thủ Tục Luật Thừa Kế đất đai
Hướng dẫn thủ tục thừa kế đất đai khi có di chúc

Luật thừa kế đất đai khi không có di chúc: thừa kế theo pháp luật

Khi nào thì thực hiện thừa kế quyền sử dụng đất theo pháp luật?

Theo Khoản 1 Điều 650 của Bộ luật Dân sự 2015 quy định về những trường hợp thừa kế theo pháp luật thì:

“1. Thừa kế theo pháp luật được áp dụng trong trường hợp sau đây:

a) Không có di chúc;

b) Di chúc không hợp pháp;

c) Những người thừa kế theo di chúc chết trước hoặc chết cùng thời điểm với người lập di chúc; cơ quan, tổ chức được hưởng thừa kế theo di chúc không còn tồn tại vào thời điểm mở thừa kế;

d) Những người được chỉ định làm người thừa kế theo di chúc mà không có quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản.”

Như vậy, với những trường hợp được liệt kê ở trên thì luật thừa kế đất đai sẽ thực hiện theo pháp luật.

Những đối tượng nào sẽ được thực hiện các thủ tục thừa kế tài sản theo pháp luật?

Cũng trong Bộ luật Dân sự 2015 quy định, căn cứ theo Khoản 1 Điều 651, những người thừa kế theo pháp luật là:

“1. Những người thừa kế theo pháp luật được quy định theo thứ tự sau đây:

a) Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết;

b) Hàng thừa kế thứ hai gồm: ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại;

c) Hàng thừa kế thứ ba gồm: cụ nội, cụ ngoại của người chết; bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột; cháu ruột của người chết mà người chết là cụ nội, cụ ngoại.”

Theo đó, những người thừa kế cùng hàng thì sẽ có phần di sản được hưởng bằng nhau. Nếu không còn ai ở hàng thừa kế trước (do đã chết, hay bị tước quyền nhận, hay từ chối nhận di sản) thì người ở hàng thừa kế sau mới được tiếp nhận quyền thừa kế.

Luật Thừa Kế đất đai Theo Luật
Những đối tượng sẽ được thực hiện các thủ tục thừa kế tài sản theo pháp luật

Hướng dẫn thủ tục thừa kế nhà đất khi không có di chúc

  1. Công chứng văn bản khai nhận di sản thừa kế tại văn phòng công chứng
  2. Công chứng viên tiến hành kiểm tra, xác minh, thụ lý công chứng và niêm yết tại UBND cấp xã nơi có đất.
  3. Đăng ký biến động đất đai tại văn phòng đăng ký đất đai.

Trên đây là các chia sẻ kiến thức về luật thừa kế đất đai. Hy vọng đã giúp ích cho vấn đề của bạn. Cùng theo dõi CITYA REAL để cập nhật thêm nhiều kiến thức mới nhé

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Thủ tục, trình tự sang tên quyền kế thừa sử dụng đất

Error 404 - Not Found

The requested file or directory was not found!

This may be due to the following reasons:-

  1. The page or directory has recently been moved or renamed.

  2. The page or directory is temporarily not avaliable.

  3. The address to this content may not be correct, please check the address and try again.

  4. Try using the browser's back button and try a different link.

If you believe you are getting this error message by mistake, please contact the website administrator.

 

Error message generated by Apache & ZPanel Hosting Panel.

Powered by ZPanel - Taking hosting to the next level.

In effetti, a causa dell’ingresso anticipato della società nel mercato nord asiatico e della rapida esplosione della forza economica della regione nel primo decennio del terzo millennio (unita alla crisi finanziaria nei mercati occidentali),orologi replica la Costellazione divenne rapidamente il modello più venduto di Omega in tutto il mondo e l’orologio replica in acciaio e oro si è trasformato in un design di tendenza che si è infiltrato nell’intero settore dell’orologeria.

Hoy en día, Omega Constellation sigue siendo una de las colecciones más populares para el público contemporáneo en busca de lareplica relojes elegancia cotidiana en la muñeca y es igualmente favorecida por clientes masculinos y femeninos.