Khi một nhà thầu chuẩn bị tiến hành xây dựng một công trình, thì việc ước lượng sơ bộ tổng các chi phí trong dự án là hết sức cần thiết. Phương pháp này trong xây dựng được gọi là khái toán. Vậy để hiểu rõ hơn khái toán là gì, các đặc điểm của phương pháp tính khái toán và cách triển khai tính khái toán tổng mức đầu tư. Xin hãy đọc hết bài viết này!

Khái toán là gì?
Để hiểu rõ khái toán là gì, xin hãy đọc qua một đoạn trích ví dụ sau:
“Nhà thầu và Chủ đầu tư đang ngồi cùng nhau để bàn về việc triển khai xây dựng một công trình cho Chủ đầu tư. Người Chủ đầu tư lúc này đang muốn biết: để làm dự án đó thì cần bao nhiêu tiền? Thế nhưng cần phải có căn cứ, số liệu cụ thể mới có thể tính được chính xác con số. Cho nên khi Chủ đầu tư hỏi tôi cần chi khoảng bao nhiêu tiền cho dự án xây dựng này? Nhà thầu lúc này mới lấy vội một mẩu giấy gần đó, không cần phải là tờ giấy quá lịch sự. Nhà thầu dựa vào kinh nghiệm và số liệu của một vài dự án mà anh ta đã làm trước đó, rồi nháp nhanh ra giấy vài con số. Từ đó nhà thầu có thể đưa ra được một con số ước lượng để giúp chủ đầu tư hình dung ra”.
Từ ví dụ trên, ta có thể phần nào hiểu được thuật ngữ khái toán là gì. Khái toán là khái niệm chỉ sự áng chừng, sự ước lượng về tổng các mức đầu tư của một dự án xây dựng. Sự ước lượng này được tạo nên dựa trên kinh nghiệm của các nhà đầu tư với những số liệu thực tế đã thực hiện trước đó.

Đặc điểm của phương pháp tính khái toán xây dựng
Sau khi hiểu được cơ bản khái niệm về khái toán, có lẽ nhiều người còn tò mò về thuật ngữ này. Vì vậy, hãy cùng chúng tôi xem qua những đặc điểm của việc tính khái toán tổng mức đầu tư này nhé.
Khi nhà thầu tính khái toán xây dựng thường dựa vào kinh nghiệm của họ cũng như đơn giá giá/m2 thực tế. Tức là nếu dựa vào những Thống kê cứng nhắc sẽ không chính xác, thậm chí sẽ xảy ra sai số rất lớn. Để có những con số hoàn hảo nhất, độ tin cậy còn phụ thuộc vào số lượng và chất lượng mẫu Thống kê.
Để nhà thầu có thể tính khái toán xây dựng được gần đúng phải dựa trên hình trạng, chất lượng hoàn thiện về kết cấu, địa chất, địa tầng tương đồng của các công trình. Thường thì độ sai lệch khi tính trị giá khái toán như trên sẽ khá cao. Có thể sai số hơn 10% và có khi lên tới 50%.
Lý do giải thích là vì hiện tại không có một tổ chức sở hữu hay doanh nghiệp xây dựng nào có thể đứng ra tổng kết và phân tích số liệu này. Thế nên các nhà thầu nhỏ lẻ thường gặp các khó khăn trong việc đưa ra số liệu đáng tin cậy.

Cách tính khái toán tổng mức đầu tư trong xây dựng
Để có thể tính khái toán tổng mức đầu tư chính xác nhất, các nhà thầu sẽ cần lập ra dự toán chi tiết. Vậy làm thế nào để có được hồ sơ dự toán một cách chi tiết và chính xác nhất? Đáp án là công trình xây dựng cần phải được yêu cầu hoàn tất phần thiết kế chi tiết bao gồm:
- Hồ sơ khảo sát địa chất.
- Hồ sơ thiết kế kết cấu.
- Hồ sơ thiết kế kiến trúc.
- Hồ sơ thiết kế hệ thống điện, camera bảo vệ, máy tính, điện thoại.
- Hồ sơ thiết kế hệ thống cấp thoát nước…
Từ đó, dựa trên những bản vẽ thiết kế này những người dự toán sẽ tính dự toán chi tiết cho dự án xây dựng. Dự toán chi tiết của dự án sẽ bao gồm 3 bảng đóng vai trò quan trọng. Đó là bảng tiên lượng dự đoán, bảng tổng hợp kinh phí vật tư và bảng tổng hợp kinh phí dự toán.

Bảng tiên lượng dự toán
Bảng tiên lượng dự đoán sẽ tính chính xác khối lượng tất cả công việc. Bao gồm tất cả hạng mục phải thực hiện tính từ lúc khởi công xây dựng cho đến khi hoàn tất công trình. Ví dụ dễ hiểu là: Trong dự án công trình xây dựng sẽ phải xây bao nhiêu m2 tường bằng gạch ống, phải đổ bao nhiêu khối bê tông cột, bê tông sàn…
Bảng tổng hợp kinh phí vật tư
Để giúp nhà thầu tính được khái toán xây dựng, Bảng tổng hợp kinh phí vật tư sẽ liệt kê số lượng chính xác và đơn giá thực tế trên thị trường của tất cả các loại vật tư sẽ được sử dụng trong xây dựng. Ví dụ dễ hiểu: công trình cần phải dùng bao nhiêu tấn thép, tấn xi măng, dùng bao nhiêu viên gạch,… và giá thành cho mỗi loại là bao nhiêu.
Bảng tổng hợp kinh phí dự toán
Đây là loại bảng tổng hợp tất cả chi phí cho phần vật liệu, cũng như chi phí nhân công và các loại chi phí khác trong dự án. Kết quả cuối cùng này có độ chính xác cao với sai số nhỏ hơn 5% cho việc định giá một dự án công trình.
Khái toán và dự toán có giống nhau không?
Mặc dù bài viết đã nêu rõ đặc điểm của khái toán, thế nhưng không ít người nhầm lẫn giữa khái toán và dự toán. Cần phải làm rõ, khái toán và dự toán là 2 khái niệm khác nhau. Đầu tiên, việc tính khái toán tổng mức đầu tư sẽ mất ít thời gian hơn vì chủ yếu dựa trên tính ước lượng nhờ kinh nghiệm. Ngược lại, để lập một bảng dự toán chi tiết lại tốt nhiều thời gian và vất vả hơn. Hơn nữa, mẫu khái toán sẽ được nhà thầu tính ngay trong giai đoạn chuẩn bị cho dự án, còn mẫu dự toán thì lại được thực hiện trong suốt quá trình.
Tóm lại, phương pháp tính khái toán xây dựng sẽ nhanh và đơn giản hơn. Nhưng đi đôi với đó là sai số sẽ lớn hơn so với phương pháp tính dự toán. Nếu như chủ đầu tư nếu có thể chấp nhận được điều này thì việc chọn tính khái toán sẽ giúp tiết kiệm thời gian hơn.

Bài viết trên đã chỉ ra được khái toán là gì cũng như đặc điểm của phương pháp tính khái toán tổng mức đầu tư. Hi vọng bạn đọc sẽ cảm thấy có ích và áp dụng được trong thực tế.