Giấy ủy quyền là loại giấy được sử dụng rất phổ biến hiện nay. Việc làm giấy ủy quyền cho phép người ủy quyền có thể thay mặt ký hoặc quyết định các công việc mà họ được người ủy quyền giao cho. Để hiểu rõ hơn về loại giấy này và cách thực hiện, theo dõi bài viết ngay sau đây bạn nhé!

Giấy ủy quyền là gì?
Uỷ quyền nghĩa là một cá nhân hoặc tổ chức cho phép cá nhân hoặc tổ chức khác được đại diện mình quyết định, thực thi một hành động pháp lý nào đó và vẫn phải chịu trách nhiệm đối với việc cho phép/uỷ quyền đó.
Giấy ủy quyền trên thực tế là dạng văn pháp pháp lý sử dụng khi một người chuyển trách nhiệm cho người khác, để họ thực hiện một công việc nào đó nhưng vẫn phải tuân thủ theo quy định của pháp luật. Biên bản ủy quyền này đòi hỏi sự ràng buộc của các bên tham gia và buộc các bên đều phải tuân theo các điều kiện trong mẫu đơn ủy quyền.
Một khi đã ký vào giấy ủy quyền, mỗi người cần thể hiện trách nhiệm của mình đối với những điều khoản đã cam kết.
Việc ký giấy ủy quyền cũng giúp cho người được ủy quyền có thể giải quyết công việc một cách hiệu quả và dễ dàng hơn.
Mẫu đơn ủy quyền
Cách viết giấy ủy quyền hay biên bản ủy quyền
Cách viết giấy ủy quyền khá giống với viết các loại đơn từ và giấy tờ khác. Biểu mẫu này cũng phải được trình bày trang trọng, các thành phần trong mẫu đơn ủy quyền này bao gồm: Quốc hiệu tiêu ngữ, tên của loại giấy tờ, nội dung cần trình bày….
Thực hiện giấy ủy quyền để nếu 2 bên có sự tranh chấp xảy ra trong tương lai thì Tòa án sẽ căn cứ vào văn bản này mà giải quyết.
Quốc hiệu tiêu ngữ:
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
Tên loại giấy tờ
GIẤY ỦY QUYỀN + tên của sự việc bạn muốn ủy quyền
Bên ủy quyền:
Nội dung cần viết: Họ và tên đầy đủ, năm sinh, CMND, hộ khẩu thường trú
Bên nhận ủy quyền:
Nội dung cần viết: Họ và tên đầy đủ, năm sinh, CMND, hộ khẩu thường trú
Nội dung ủy quyền:
Đối với mục này, cần trình bày đầy đủ tất cả nội dung vụ việc cần ủy quyền, phải ghi rõ thời hạn có giá trị của giấy uy quyền

- Biên bản ủy quyền nên thỏa thuận rõ ràng về nội dung, phạm vi ủy quyền.
- Cần có quy định cụ thể về thời hạn ủy quyền (VD: Giấy ủy quyền có thời hạn 3 tháng kể từ ngày ký).
- Cần sao ra ít nhất 3 bản đơn ủy quyền; các bên cần đến Ủy ban nhân dân cấp xã hoặc phòng công chứng để được chứng thực chữ ký ủy quyền. Lúc này, cán bộ Tư pháp chứng thực cho bạn sẽ có vai trò là người chứng kiến, xác nhận làm chứng việc 2 bên có đầy đủ năng lực dân sự, có đủ khả năng nhận thức và trên tinh thần tự nguyện tham gia quan hệ ủy quyền.
- Có thể nhờ bên thứ 3 không liên quan đến quyền và lợi ích trong hoạt động ủy quyền ký xác nhận với vai trò là người làm chứng trong một số giao dịch không yêu cầu bắt buộc phải có xác nhận của cơ quan nhà nước (UBND xã, Văn phòng công chứng…).
- Có thể bỏ nội dung này nếu không có người làm chứng hoặc không muốn có người làm chứng. Trường hợp phát sinh tranh chấp về sau thì hai bên tự nguyện thỏa thuận các nội dung. Việc này không trái với quy định của pháp luật hiện hành.
Một số mẫu giấy ủy quyền được sử dụng phổ biến nhất hiện nay
Giấy ủy quyền có nhiều loại. Tùy thuộc vào từng nội dung ủy quyền mà cách viết giấy ủy quyền sẽ khác nhau. Một số loại giấy ủy quyền phổ biến hiện nay là:
- Mẫu giấy ủy quyền cá nhân.
- Mẫu giấy ủy quyền quyết toán thuế thu nhập cá nhân.
- Mẫu giấy ủy quyền ký giấy tờ…
Ý nghĩa và giá trị pháp lý của giấy ý quyền
Hiện nay, có rất nhiều các quan hệ ủy quyền khác nhau, các giấy ủy quyền đó có thể kể như giấy ủy quyền ký hợp đồng, giấy ủy quyền cá nhân với cá nhân… Tuy nhiên, phổ biến nhất chính là quan hệ giữa cá nhân với cá nhân. Căn cứ theo bộ luật dân sự ban hành 2015 thì hoạt động ủy quyền cá nhân có ý nghĩa:

- Áp dụng theo định tại Điều 65, Bộ luật dân sự năm 2015, ủy quyền nhằm quản lý tài sản của cá nhân vắng mặt, không sinh sống, hoặc đang không có mặt tại nơi cư trú.
- Ủy quyền trong nội bộ công ty/doanh nghiệp về cơ cấu tổ chức pháp nhân và đại diện của pháp nhân theo Điều 83, 85 Bộ luật dân sự năm 2015. Ở các trường hợp này, thông thường người được ủy quyền cần có biên bản xác nhận khối lượng công việc. Bên cạnh đó, họ cũng cần nộp lại các biên bản xác nhận khối lượng hoàn thành để thực hiện các đánh giá và đo lường chất lượng công việc.
- Theo như những quy định được nêu rõ tại Điều 101 của Bộ luật dân sự năm 2015, chủ thể là hộ gia đình, các tổ chức, đoàn thể… có thể ủy quyền cho một cá nhân để cá nhân này làm đại điện thực hiện những giao dịch dân sự cho mình.
Những lưu ý khi viết giấy ủy quyền
Cần phải chắc chắn rằng giấy ủy quyền có hiệu lực và có tính pháp lý. Để làm được điều đó, bạn cần lưu ý những điều sau:

Giá trị của giấy ủy quyền
Khi làm giấy ủy quyền, người ủy quyền phải đảm bảo chắc chắn người được ủy quyền có đủ thẩm quyền đại diện cho mình thực hiện công việc. Lý do là vì giấy ủy quyền được coi là văn bản pháp lý thể hiện việc người ủy quyền chỉ định người nhận ủy quyền thực hiện công việc cho mình trong phạm vi quy định.
Giá trị pháp lý của giấy ủy quyền nằm trong khoảng thời gian nào?
Có 2 trường hợp để xác định giá trị pháp lý của văn bản trong ủy quyền dân sự, bao gồm:
- Dựa vào thỏa thuận đôi bên: Đối với trường hợp này, thời điểm giấy ủy quyền công việc có giá trị về mặt pháp lý là lúc 2 bên ký xác nhận hoặc tại một thời điểm nào đó mà người ủy quyền và người nhận ủy quyền đã thỏa thuận với nhau.
- Theo quy định của pháp luật: Pháp luật sẽ có những quy định riêng về giá trị pháp lý của giấy ủy quyền tùy vào từng trường hợp và hoàn cảnh cụ thể.
Thời hạn của giấy ủy quyền
Văn bản pháp luật bất kỳ nào cũng cần có thời hạn thực hiện. Tùy trường hợp mà thời hạn của giấy ủy quyền sẽ phụ thuộc vào thỏa thuận giữa người ủy quyền và người nhận ủy quyền hoặc phải tuân theo quy định pháp luật.
Bài viết trên đây chia sẻ các thông tin liên quan đến giấy ủy quyền. Để biết thêm được nhiều kiến thức hay khác, hãy theo dõi thêm các bài viết của chúng tôi trên trang này bạn nhé!