Đối với những ai làm việc trong lĩnh vực xây dựng công trình ắt hẳn đã quá quen thuộc với khái niệm dự toán. Tuy nhiên, với người không chuyên thì “dự toán là gì?” thực sự là một câu hỏi khó. Mặc dù vậy, dự toán xây dựng lại rất quan trọng đối với những ai đã, đang và chuẩn bị xây nhà. Do đó, bạn cần dành ra chút thời gian để đọc bài viết này để hiểu được lập dự toán là gì, mục đích của việc lập dự toán và các lập bảng dự toán cơ bản. Từ đó có thể áp dụng cho công trình xây dựng của bản thân.

Dự toán là gì? Dự toán xây dựng là gì?
Dự toán là gì? Dự toán là một thuật ngữ chuyên ngành, trong tiếng Anh gọi là Estimate. Thuật ngữ này được dùng để nói về việc đưa ra những số liệu liên quan đến công việc sẽ diễn ra. Trước khi bắt đầu bất cứ công việc nào cũng cần phải có kế hoạch chuẩn bị cụ thể. Để có thể có được những số liệu chính xác cho kế hoạch, bạn cần phải thực hiện các công việc tính toán. Quá trình này được gọi là dự toán.
Trong lĩnh vực xây dựng, thuật ngữ dự toán được sử dụng nhiều nhất. Người làm dự toán trong các công trình sẽ phải đưa ra các con số dự báo trước để kế hoạch thực hiện có thể được thông qua. Cụ thể, cần phải lập bảng dự toán với giá trị, số lượng và thời gian hoàn thành các hạng mục. Dựa trên các tiêu chuẩn và số liệu thực tế từ trước để làm cơ sở tính toán, và đưa ra con số dự tính hợp lý nhất. Đó chính là câu trả lời cho câu hỏi dự toán xây dựng, hay dự toán công trình là gì.
Mục đích của việc lập dự toán
Nếu đã trả lời được cho câu hỏi “dự toán là gì?”. Vậy liệu bạn có thắc mắc về mục đích của việc lập dự toán không? Tại sao dự toán lại quan trọng đến vậy?
Có thể hiểu, dự toán sẽ giúp Chủ đầu tư dự đoán được công trình xây dựng của mình sẽ tiêu tốn bao nhiêu tiền. Từ đó có căn cứ để xét chọn nhà thầu, phê duyệt dự án cũng như làm căn cứ để thẩm định, thẩm tra, thanh quyết toán…
Do đó, dự toán đóng vai trò rất quan trọng:
- Đây chính là tài liệu gắn liền với bảng chi phí xây dựng công trình.
- Cũng chính là căn cứ để lên kế hoạch đầu tư, từ đó huy động vốn và lập kế hoạch thi công cụ thể.
- Là cơ sở để thực hiện đàm phán, ký hợp đồng và thanh quyết toán khi chỉ định thầu.
- Căn cứ để xác định giá gói thầu cũng như giá thành khi đấu thầu và là cơ sở để tính toán các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật trong việc so sánh lựa chọn.

Hướng dẫn cách lập dự toán công trình
Khi đã xác định được dự toán là gì và mục đích của việc dự toán, bạn cũng cần nắm được cách thức để lập bảng dự toán. Các bước cơ bản để lập dự toán công trình xây dựng bao gồm:
- Đầu tiên, cần đọc kỹ bản vẽ chi tiết công trình và chú ý đến các ghi chú có trong bản vẽ.
- Tiếp theo, cần xác định được trình tự, các bước sẽ lần lượt tiến hành khi thi công chi tiết hay từng hạng mục. Ví dụ: khi tính dự toán cho thi công móng, cần phải nắm được thứ tự các bước thi công lần lượt là mặt bằng → đào đất → bê tông lót → móng → giằng móng.
- Sau đó tra cứu và áp các định mức đã tra vào dự toán.
- Tiếp tục thực hiện các điều chỉnh về nguyên liệu, nhân công hay ca máy.
- Cuối cùng là điều chỉnh các hệ số có trong bảng tổng hợp chi phí.

Những hạng mục cần đưa ra dự toán
Khi thực hiện lập dự toán cho công trình xây dựng, bạn cần liệt kê ra những hạng mục nào cần dự tính chi phí trước, sau đó mới đi vào cụ thể từng hạng mục. Những hạng mục cần dự toán này bao gồm:
Dự toán về khối lượng
Để dự toán được khối lượng, bạn cần phải đọc được bản vẽ. Khi thực hiện dự toán khối lượng, nhất định không được quên những khối lượng chính trong bản vẽ. Còn đối với những khối lượng nhỏ, các bạn có thể đóng góp ý kiến và dần dần sẽ hoàn thiện để làm việc hiệu quả hơn.
Dự toán chiết tính đơn giá
Chiết tính là gì? Dự toán về chiết tính đơn giá có thể hiểu đơn giản là dự toán khối lượng rồi nhân với đơn giá. Sau khi bạn đã định giá được khối lượng thì cần phải tính thêm cả đơn giá theo 4 số liệu đó là: Định mức, giá của vật liệu, giá nhân công và giá ca máy.
Dự toán về giá vật liệu
Đây là công việc khá phức tạp. Vấn đề nan giải ở đây chính là lấy giá của vật liệu ở đâu và làm thế nào để được chấp nhận mức giá này? Điều này thì bạn có thể tham khảo giá được công bố trên các trang mạng hay ngay tại các địa phương xây dựng công trình. Thậm chí, bạn cũng có thể đi khảo sát giá thực tế ngày tại các cửa hàng, đại lý bên ngoài. Từ đó có thể giúp đưa ra dự toán cho giá của vật liệu cho dự án xây dựng.
Bảng tổng hợp kinh phí cùng hệ số
Như đã đề cập ở mục trên, bạn cần phải điều chỉnh lại hệ số có trong bảng tổng hợp kinh phí. Ở đây chính là hệ số chi phí nhân công và máy thi công tùy theo từng vùng miền. Bao gồm chi phí trực tiếp, chi phí chung, mức thu nhập chịu thuế, chi phí dự phòng,…
Người làm nghề lập dự toán cần đảm bảo những yêu cầu nào?
Công việc dự toán là việc không hề dễ dàng cho người mới bắt đầu hay người không chuyên. Do vậy, người làm nghề dự toán cần phải đáp ứng được một số yêu cầu sau đây:
- Đọc được bản vẽ xây dựng.
- Kinh nghiệm và trải nghiệm thực tế rất quan trọng.
- Có đầu óc phân tích và phán đoán.
- Áp dụng công nghệ vào công việc thực tế.

Trên đây là toàn bộ những chia sẻ về về việc lập dự toán công trình. Bao gồm dự toán là gì, mục đích của dự toán, hướng dẫn các lập dự toán, hạng mục cần dự toán, cũng như những yêu cầu tối thiểu của người làm nghề dự toán. Hi vọng qua bài viết bạn đã có cái nhìn rõ hơn về dự toán và áp dụng được trong công việc của mình.