Bạn đã nghe qua nhiều về tên của những loại đá quý như Hồng Ngọc, Sapphire, đá Thạch Anh… mỗi viên đá quý đó đều có ánh màu đặc trưng riêng như hồng, xanh ngọc, vàng tuyệt đẹp. Nhưng bạn có biết, có một loại đá quý là sự kết hợp màu của tất cả các loại đá quý khác? Đó chính là đá Opal.

Vậy, đá Opal là gì?
Đá Opal còn được gọi là đá ngọc mắt mèo (hay ngọc mắt mèo opal). Là loại đá đặc biệt được thiên nhiên hình thành và có hiệu ứng lóe màu sắc sặc sỡ. Cái tên đá Opal được bắt nguồn từ tiếng La Mã – Opalus có nghĩa là màu sắc. Những viên đá có tất cả màu sắc này được coi là báu vật thời Trung Cổ và được người Hy Lạp tôn quý.
Phân loại và đặc tính của đá Opal
Theo những tài liệu nghiên cứu về khoáng vật thì đá opal có trên 1000 loại như opal xanh, opal đỏ, opal đen…
Nhưng trên thị trường có thể phân đá Opal thành 3 loại dựa theo màu sắc:
- Đá Opal bán quý – Recious Opal: Có hiện tượng ngũ sắc
- Đá Opal lửa: Có màu da cam
- Đá Opal thường – Common Opal: Không có hiện tượng ngũ sắc
Thành phần cấu tạo của đá Opal
Đá Opal là một loại đá đặc biệt vì chúng có tính vô định hình, không có cấy trúc tinh thể cũng như không có thành phần hóa học xác định.
Chúng là một dạng silic dioxide ngậm nước (SiO2.nH2O) với lượng nước dao động từ 1-35%. Những viên opal quý, lượng nước khoảng 6-10%.
Sau đây là một số thông số vật lý:
- Hệ tinh thể: Vô định hình.
- Độ trong suốt: Trong suốt đến không thấu quang.
- Độ cứng Mohs: 5.0 – 6.5.
- Tỷ trọng: 1.98 – 2.50.
- Cát khai: không
- Vết vỡ: Hình vỏ sò, không đều, khá giòn.
- Màu vết vạch: Trắng.
- Ánh: Thủy tinh.
- Chiết suất: 1.37 – 1.52.
Chúng được tìm thấy trên toàn thế giới, nhưng hầu hết các loại biến chất tìm thấy được thường không có giá trị cao.

Công dụng và giá trị của đá Opal
Từ xa xưa, đá Opal được tương truyền rằng là một loại đá quý mang lại nhiều may mắn cho người sở hữu. Và nó được dùng trong nhiều lĩnh vực đời sống chúng ta.
Dùng trong trang trí nội thất
Cả thời xưa cho đến ngày nay, đá opal được sử dụng trang trí cho nhiều đồ nội thất tinh xảo, xa hoa thể hiện phong cách hoàng gia, thượng lưu của nhóm người giàu có.
Hiếm có loại đá nào hợp phong thủy với tất cả mọi người như đá opal
Vì sự đa dạng về màu sắc của mỗi viên đá Opal nên hầu như bạn sẽ không cần phải lo lắng liệu mỗi người trong gia đình có hợp mệnh với màu đá opal hay không. Trong văn hóa Ấn Độ, thì opal được xem là viên đá của tình yêu, dành cho sự tin tưởng và lòng trắc ẩn.
Làm trang sức cao cấp
Dĩ nhiên sẽ không thể thiếu những chiếc nhẫn đính đá opal, vòng tay hay dây chuyền gắp đá Opal. Bởi là loại đá có giá trị cao, qua bàn tay mài dũa người thợ kim hoàn thì giá trị đồ trang sức đính đá opal sẽ như được nâng lên một tầm cao hơn.
Làm tranh đá quý
Những mẩu đá Opal thừa ra trong quá trình chế tác trang sức hay làm vật phong thủy sẽ được sử dụng để làm tranh đá quý.
Có lợi ích nhất định sức khỏe con người
Theo nhiều nghiên cứu từ các nhà hoa học, ngọc mắt mèo được biết đến với những công dụng tốt cho sức khỏe người đeo nó. Cụ thể, các nhà thạch học trị liệu chỉ ra rằng, loại đá này có khả năng phát triển trực giác của con người, tác động tích cực đến hệ thần kinh, tuyến yên cũng như đầu xương. Năng lượng trong đá opal còn có thể điều hòa mọi chức năng trong cơ thể, tăng cường sức đề kháng và bảo vệ cơ thể chống các bệnh nhiễm khuẩn.

Cách bảo quản các trang sức đá Opal
Giá của một viên đá quý opal không hề rẻ, vì thế việc bảo quản nó cũng là một điều quan trọng để không bị mất giá trị của nó, tránh tác động xấu từ bên ngoài. Bạn cần lưu tâm 3 vấn đề sau:
Không nên để các loại đá quý ở cạnh nhau, tiếp xúc và va đập vào nhau vì sẽ là xước bề mặt của đá cũng như nguy cơ vỡ đá xảy ra.
Không để nó tiếp xúc với chất hóa học nhất là acide hay nhiệt độ cao.
Nếu muốn vệ sinh đá bằng xà phòng, cần phải dùng khăn bông vệ sinh nhẹ nhàng, tránh sử dụng dụng cụ thô ráp và thật nhẹ nhàng để tránh trầy xước đá.