Các nghi lễ cúng nhập trạch về nhà mới với ý nghĩa mang lại sự bình yên, thịnh vượng, công việc hanh thông cho gia chủ. Tuy nhiên, cuộc sống hiện đại tất bật với các guồng quay, nhiều gia đình không có thời gian để chuẩn bị chu đáo, hoặc không hiểu rõ về lễ nhập trạch nên thường phạm phải một số sai lầm không đáng có. Vậy cúng nhập trạch ra sao và cần chuẩn bị những gì?

Lễ cúng nhập trạch là gì?
Theo phong tục của người Việt, lễ nhập trạch là nghi thức quan trọng báo cáo với các đấng thần linh thổ địa, thể hiện lòng thành sự biết ơn. Nguồn gốc “nhập trạch” từ văn hóa Đông Á, với “nhập” là vào, “trạch” là nhà.Lý giải một cách dễ hiểu “lễ nhập trạch” có nghĩa là chuyển vào nhà mới.
Ý nghĩa của lễ nhập trạch
Theo quan niệm của ông bà ta mỗi vùng đất đều có một vị thần cai quản, lễ nhập trạch được coi là lễ thông báo cho các vị thần đó rằng gia đình bạn sẽ tời sống, mong các vị thần sẽ phù hộ để gia định hạnh phúc, ấm no. Cũng như “Đất có Thổ Công, sông có Hà Bá”, vậy nên khi chuyển nơi ở mới gia chủ phải xin phép để được chấp thuận
Đây không chỉ là phong tục truyền thống quan trọng mà còn là mốc đánh dấu khởi đầu mới với những điều tốt lành.
Cần chuẩn bị gì trước khi cúng nhập trạch
Để buổi lễ được diễn ra suôn sẻ và trọn vẹn, gia chủ nên chú ý những điều sau để khỏi vướng phải những thiếu sót trong quá trình thực hiện.
Xem ngày tốt nhập trạch

Theo phong thủy, nếu chủ nhà chọn được thời gian tốt như: hoàng đạo, mệnh. tuổi, thời tiết,… để thực hiện thì quả là một điều may mắn.
Chuẩn bị mâm lễ cúng về nhà mới gồm những gì?

Lễ cúng gồm có: vàng mã, mâm hoa quả, mâm thức ăn và tùy theo tài chính cũng như sự khác biệt về phong tục vùng miền mà mỗi gia đình sẽ chuẩn bị những cỗ cúng khác nhau nhưng bắt buộc phải đầy đủ ba lễ vật trên nhé.
- Hoa quả: Dùng 5 loại trái cây khác nhau tùy theo tiêu chí người mua.
- Hoa tươi, cặp đèn cầy, nhang, trầu cau, vàng mã, hũ nhỏ đựng muối gạo và nước.
- Mâm cúng: Có thể chay hoặc mặn tùy theo gia đình.
- Cỗ mặn gồm: bộ tam sên (thịt luộc, tôm luộc, trứng luộc) và gà luộc, lợn quay, xôi, một vài món khác.
- Cỗ chay gồm: món xào, đậu hũ, xôi chè, bánh kẹo.
- Vàng mã, văn khấn nhập trạch.
Các bước khi làm lễ nhập trạch
- Đốt lò than và đặt ngay cửa ra vào.
- Chuẩn bị cỗ cúng chỉnh chu để tiến hành lễ.
- Chủ nhà bước qua lò than vào nhà đầu tiên (chân trái trước, chân phải sau), tay cầm theo bát hương cùng bài vị gia tiên. Các thành viên khác lần lượt bước qua lò than, cầm theo các vật may mắn.
- Bật tất cả điện và mở cửa khai thông khí, đánh thức ngôi nhà.
- Sắp xếp lại bàn, đặt mâm cúng ở giữa nhà, nên hướng về phía hợp tuổi của gia chủ.
- Đại diện thắp nhang và đọc văn khấn.
- Gia chủ bật bếp nấu trà để dâng lên mâm cúng.
- Đốt tiền vàng mã, khi cháy hết thì lấy rượu rưới lên tàn tro.
- Nên giữ lại 3 hũ muối, gạo, nước.
Lưu ý khi làm lễ nhập trạch
- Nếu ở chung cư thì vẫn tiến hành lễ như nhà bình thường. Còn nếu ở nhà thuê hay trọ thì có thể làm hoặc không tùy gia chủ.
- Bạn có thể thực hiện xông nhà mới nhưng nó không bắt buộc trong lễ nhập trạch
- Trấn nhà nên dùng đá phong thủy hợp mệnh, hoặc tiền xu chia ra chôn 4 góc nhà để cầu may mắn, sung túc.
- Các chuông gió sẽ có tác dụng luân chuyển không khí, xua tà khí, hút tài vận cho gia đình