Từ trước đến nay, có lẽ ai trong chúng ta cũng từng ít nhất một lần nghe đến từ cơ sở hạ tầng. Vậy bạn có từng thắc mắc cơ sở hạ tầng là gì chưa? Cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng tầng có mối quan hệ như thế nào? Cùng tìm hiểu thông qua bài viết dưới đây nhé!

Cơ sở hạ tầng là gì?
Khái niệm cơ sở hạ tầng
Cơ sở hạ tầng là gì? Đây là một thuật ngữ trong lĩnh vực kinh tế – xã hội. Nó được dùng để chỉ những quan hệ sản xuất, là nền tảng hợp thành cơ cấu kinh tế của xã hội.
Cơ sở hạ tầng là một phạm trù khá rộng, có thể xem xét trên 3 phương diện sau:
- Phương diện kinh tế hàng hóa: cơ sở hạ tầng được xem là một loại hàng hóa công cộng, được dùng để phục vụ cho lợi ích của toàn xã hội.
- Phương diện đầu tư: cơ sở hạ tầng là sản phẩm của quá trình đầu tư qua nhiều thế hệ. Nó được coi là tiết kiệm quốc gia, một bộ phận giá trị, được đầu tư đáp ứng mọi yêu cầu, mục tiêu phát triển của đất nước trên mọi mặt.
- Phương diện hình thái: cơ sở hạ tầng được xác định là những tài sản hữu hình gồm cầu cống, hệ thống thủy lợi, đường xá, các công trình công cộng, các công trình hạ tầng kỹ thuật, lực lượng lao động tri thức… Lấy các cơ sở có sẵn làm nền tảng, một vài hoạt động xã hội, văn hóa, kinh tế phát triển và duy trì phát triển theo chiều hướng tích cực.
Ý nghĩa cơ sở hạ tầng
Một cách dễ hiểu, cơ sở hạ tầng bao gồm những giá trị hữu hình và vô hình về kỹ thuật, thiết chế xã hội, điều kiện về vật chất,… được hình thành, phát triển nhằm phục vụ đời sống cho con người cũng như các hoạt động sản xuất. Ý nghĩa của cơ sở hạ tầng là gì? Chính là nền tảng cho sự phát triển của xã hội loài người.

Phân loại cơ sở hạ tầng
Cơ sở hạ tầng được phân loại dựa trên những tiêu chí khác nhau như:
Theo lĩnh vực kinh tế – xã hội
- Cơ sở hạ tầng kinh tế: phục vụ cho quá trình sản xuất phục vụ cho lưu thông hoặc tạo ra sản phẩm, bao gồm như: cầu đường, thủy lợi, truyền tải điện, hệ thống giao thông vận tải…
- Cơ sở hạ tầng xã hội: phục vụ lĩnh vực xã hội, văn hóa, đời sống và giáo dục. Có thể kể đến như: công trình công cộng, nhà ở, bệnh viện, nhà hát…
- Cơ sở hạ tầng môi trường: phục vụ cho các hoạt động giữ gìn và bảo vệ môi trường sinh thái, tài nguyên thiên nhiên.
- Cơ sở hạ tầng quốc phòng: phục vụ cho công tác an ninh, quốc phòng: hệ thống cơ sở sản xuất vũ khí, quân dụng của quốc gia.
Theo vùng lãnh thổ, dân cư
- Cơ sở hạ tầng đô thị.
- Cơ sở hạ tầng nông thôn.
- Cơ sở hạ tầng kinh tế biển.
- Cơ sở hạ tầng vùng đồng bằng và trung du miền núi.
Theo cấp quản lý
- Cơ sở hạ tầng do trung ương quản lý: quy mô lớn như hệ thống sân bay, đường sắt, đường quốc lộ, các cơ sở quốc phòng an ninh.
- Cơ sở hạ tầng do địa phương quản lý: thuộc trách nhiệm quản lý của tỉnh, thành phố, phường, huyện, xã chịu. Đó có thể là: hệ thống cầu – đường, các cơ sở giáo dục, văn hoá, y tế, thể thao, kênh mương nội đồng,…
Kiến trúc thượng tầng là gì?
Khái niệm kiến trúc thượng tầng
Khi đã hiểu được cơ sở hạ tầng là gì, bạn cũng cần phải hiểu được kiến trúc thượng tầng là gì. Kiến trúc thượng tầng được hiểu là hệ thống kết cấu hình thái ý thức xã hội. Được hình thành dựa trên cơ sở hạ tầng kinh tế, kiến trúc thượng tầng bao gồm những thiết chế chính trị – xã hội.
Qua đó có thể thấy, kiến trúc thượng tầng là toàn bộ những thiết chế xã hội như Nhà nước, giáo hội, đảng phái, các đoàn thể xã hội,… Tương ứng với nó là những quan điểm chính trị, pháp quyền, đạo đức, triết học, tôn giáo, nghệ thuật,…

Mối quan hệ giữa cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng tầng
Như đã trình bày ở trên, dựa trên hình thành dựa trên cơ sở hạ tầng, mỗi kiến trúc thượng tầng tuy có đặc điểm riêng, quy luật vận động phát triển riêng nhưng đều có liên hệ, tác động qua lại với nhau.
Cơ sở hạ tầng có mối quan hệ gián tiếp với những yếu tố như triết học, nghệ thuật, tôn giáo,… và có quan hệ trực tiếp với những yếu tố như chính trị, pháp luật.
Theo đó, liên kết kiến trúc thượng tầng với cơ sở hạ tầng rất chặt chẽ, cụ thể:
- Nội dung và tính chất của kiến trúc thượng tầng được quyết định bởi cơ sở hạ tầng và là sự phản ánh đối với cơ sở hạ tầng.
- Một kiến trúc thượng tầng phù hợp sẽ được sinh ra và có tác dụng bảo vệ với một cơ sở hạ tầng tương ứng.
- Sự phát triển, xây dựng cơ sở hạ tầng phụ thuộc và tác động thuận chiều hay nghịch chiều của kiến trúc thượng tầng. Cơ sở hạ tầng sẽ phát triển nếu bị tác động cùng chiều và ngược lại sẽ bị kìm hãm hoặc hủy diệt nếu bị tác động ngược chiều bởi kiến trúc thượng tầng.

Kiến trúc thượng tầng ở Việt Nam hiện nay
Đảng Cộng sản Việt Nam ta khẳng định: định hướng cho mọi hành động của toàn Đảng, toàn dân ta là chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh với nội dung cốt lõi là tư tưởng về sự giải phóng con người khỏi chế độ bóc lột.
Bởi vậy, việc giáo dục truyền bá chủ nghĩa Mác-Lênin tư tưởng Hồ Chí Minh trở thành tư tưởng chủ đạo trong đời sống tinh thần của xã hội là việc làm thường xuyên, liên tục của cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa trên lĩnh vực kiến trúc thượng tầng, trong sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội của nhân dân ta.
Trên đây là toàn bộ những chia sẻ của CITYA REAL về cơ sở hạ tầng là gì, kiến trúc thượng tầng là gì và mối quan hệ giữa chúng. Hy vọng bạn đã có cái nhìn sâu sắc hơn và cũng đừng quên theo dõi các bài viết tiếp theo của chúng tôi để cập nhật thêm nhiều kiến thức bổ ích nhé!